Loại gia vị được khuyến khích sử dụng nhằm giảm lượng natri tiêu thụ

Loại gia vị được khuyến khích sử dụng nhằm giảm lượng natri tiêu thụ

Ăn thừa muối dẫn đến nhiều nguy cơ cho sức khỏe, dễ thấy nhất là các bệnh tăng huyết áp, bệnh thận, bệnh tim mạch… Tuy nhiên, người Việt lại đang tiêu thụ gần gấp đôi lượng muối khuyến nghị trong ngày.

Để góp phần giảm lượng muối ăn vào, các chuyên gia khuyến cáo người dân nên đọc kỹ nhãn thực phẩm và chọn những sản phẩm có hàm lượng natri thấp, nấu ăn tại nhà để kiểm soát lượng muối trong thức ăn…. Tuy vậy, thực hành ăn theo chế độ giảm muối không hề dễ, mà việc duy trì một chế độ ăn này lại càng khó hơn bởi giảm muối sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến vị ngon của món ăn.

Bột ngọt có thể được sử dụng để duy trì chế độ ăn giảm muối.

Theo BS. CKI Nguyễn Thị Kim Hải - Viện Nghiên cứu và Tư vấn Dinh dưỡng (NRECI), bột ngọt có thể được sử dụng để duy trì chế độ ăn giảm muối bởi hàm lượng natri trong bột ngọt rất thấp, chỉ bằng 1/3 so với muối ăn. Đây cũng là một phương pháp đang được áp dụng tại nhiều quốc gia trên thế giới và đang mang lại hiệu quả khả quan.

Một điều thú vị nữa là hàm lượng natri trong bột ngọt rất thấp, chỉ bằng 1/3 so với muối ăn. Bên cạnh đó, các tổ chức y tế và các nhà khoa học trên thế giới cũng nghiên cứu và xác nhận sử dụng bột ngọt có thể giúp duy trì vị ngon cho các thực phẩm, món ăn giảm muối. Đây là một phương pháp giúp những bệnh nhân như tăng huyết áp, suy thận và cả những người khỏe mạnh theo đuổi chế độ ăn lành mạnh dễ dàng dung nạp với một chế độ giảm muối mà vẫn giữ được cảm giác ngon miệng với thực phẩm khi ăn uống.” – BS. Kim Hải cho biết.

Công thức nấu thay thế một phần muối bằng bột ngọt giúp làm giảm lượng natri ăn vào.

Theo BS. Kim Hải, glutamate – thành phần chính của bột ngọt là một loại axit amin có sẵn trong rất nhiều các thực phẩm tự nhiên như cà chua, các loại rau, củ cải đường, phô mai, các loại thịt, hải sản, sữa và các sản phẩm từ sữa, rồi cả các loại nước chấm lên men như nước tương, nước mắm...

Các nghiên cứu cho thấy sau khi ăn vào, 95% bột ngọt sẽ được chuyển hóa hoàn toàn trong ruột để tạo ra nguồn năng lượng cho hoạt động của ruột, phần còn lại đi vào gan và chuyển hóa thành axit amin tại gan cũng như sản xuất các hợp chất hoạt tính sinh học khác. Do đó glutamate trong bột ngọt không thể di chuyển vào não, hơn nữa, não bộ còn có hàng rào máu não ngăn các thành phần không cần thiết đi vào trong não. Do đó, bột ngọt không gây ảnh hưởng tới não bộ.

Hàng rào máu-não giúp ngăn glutamate đi vào não bộ.

Bên cạnh đó, bột ngọt cũng đã được các tổ chức sức khỏe uy tín trên thế giới như JECFA (Ủy ban các Chuyên gia về Phụ gia Thực phẩm thuộc Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc và Tổ chức Y tế Thế giới); EC/SCF (Ủy ban Khoa học về Thực phẩm của Cộng đồng chung Châu Âu); FDA (Cơ quan Quản lý Thuốc và Thực phẩm Hoa Kỳ); Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản kết luận là gia vị an toàn. Tại Việt Nam, Bộ Y tế Việt Nam cũng đưa bột ngọt vào danh mục các phụ gia được phép sử dụng trong chế biến thực phẩm.

Hiện nay, bột ngọt được sản xuất bằng quá trình lên men tự nhiên các loại nguyên liệu như tinh bột ngô hay sắn, hoặc củ cải đường, mía, tương tự như quá trình lên men sữa chua, giấm và rượu vang. Về liều lượng, các cơ quan y tế xác nhận không có quy định nào về việc mỗi người dùng tối đa bao nhiêu gam bột ngọt mỗi ngày, chúng có thể sử dụng theo khẩu vị để mang đến bữa ăn ngon miệng.

Mốt & Cuộc Sống - Thật như cuộc sống

Mốt & Cuộc sống là tạp chí hàng đầu dành cho phụ nữ tại Việt Nam. Mốt & Cuộc sống mang lại cho độc giả những câu chuyện, khám phá thú vị về cuộc sống của những người nổi tiếng, ngôi sao hàng đầu và những thông tin đời sống đầy màu sắc.

Giấy phép số: 317/GP-BVHTT

Email : motvacuocsong.com@gmail.com

Hotline : 0912 109 908